Tại Việt Nam, Dự án Nâng cao chất lượng Giáo dục đại học (SAHEP) do Ngân hàng Thế giới tài trợ hỗ trợ các nỗ lực của Chính phủ để tăng cường mối liên kết giữa công tác nghiên cứu khoa học của các trường đại học và nhu cầu của thị trường.
Dự án thành phần SAHEP-VNUA giúp Học viện Nông nghiệp Việt Nam cải thiện cả 3 trụ cột: Năng lực nghiên cứu, đào tạo và quản trị đại học. Đây là khẳng định của GS.TS.NGƯT Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khi chia sẻ về những kết quả đạt được khi tham gia Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (SAHEP), vay vốn ODA Ngân hàng Thế giới.
Trải qua quá trình tự đánh giá và cải tiến chất lượng liên tục, các chương trình đào tạo bậc đại học các ngành Chăn nuôi, Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm và Khoa học môi trường đã được kiểm định thành công bởi tổ chức AUN-QA vào tháng 10/2021. Tính đến thời điểm hiện tại, Học viện đã có tổng số 06 chương trình được cấp chứng nhận đạt chuẩn chất lượng của AUN-QA.
Từ ngày 25-29/10/2021, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network - AUN) thực hiện kiểm định lần thứ 241 theo tiêu chuẩn AUN-QA bằng hình thức trực tuyến cho 4 chương trình đào tạo bậc đại học trong đó có ngành Khoa học Môi trường của Khoa Tài nguyên và Môi trường
Chiều ngày 12/10/2021, GS.TS. Nguyễn Thị Lan - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã chủ trì buổi tiếp và làm việc với bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia và đoàn chuyên gia cấp cao của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, gồm bà Steiffi Stallmeister - Giám đốc Điều hành World Bank, các chuyên gia cao cấp về Giáo dục, Kinh tế, Nông nghiệp cùng Chủ nhiệm và Đồng Chủ nhiệm Dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục đại học” (SAHEP)
Ngày 20/9/2021, Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện, Giám đốc Ban Quản lý Dự án SAHEP-VNUA, đã tham dự buổi họp Khai mạc Đợt giám sát và Đánh giá do Ngân hàng Thế giới và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Tham dự cuộc họp có Đoàn Giám sát và đánh giá của Ngân hàng Thế giới, đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban Quản lý Dự án SAHEP, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) và các đơn vị tham gia Dự án
Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Học viện đã tổ chức Hội nghị phổ biến thông tin về dự án “Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” cho cán bộ Đoàn, Hội chủ chốt. Tới tham dự Hội nghị có TS. Vũ Ngọc Huyên – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; ThS. Đỗ Thị Kim Hương – Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện; ThS. Nguyễn Trọng Tuynh – Phó Bí thư Đoàn Thanh niên, Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện; đồng chí Nguyễn Hồng Sơn – Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện; các đồng chí ủy viên Ban chấp hành liên chi đoàn, liên chi hội, ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn, thành viên các câu lạc bộ, đội tình nguyện trực thuộc Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Học viện.
Ngày 26/10/2020, tại trụ sở cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban quản lý dự án SAHEP đã có buổi làm việc với đoàn giám sát và đánh giá của WB. Thừa ủy quyền Lãnh đạo Bộ GDĐT, PGS.TS. Lê Trọng Hùng, Giám đốc dự án SAHEP chủ trì cuộc làm việc. Tham dự có đại diện Lãnh đạo các đơn vị thụ hưởng và các Cục vụ thuộc Bộ BDĐT, Bộ Công thương, Đoàn giám sát và đánh giá của WB và BQLDA SAHEP.
Ngày 28/5/2020, tại trụ sở cơ quan Bộ GDĐT, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chủ trì cuộc họp báo cáo tiến độ triển khai dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (SAHEP). Tham dự cuộc họp có Bà Trần Thị Mỹ An, chủ nhiệm dự án SAHEP và nhân viên của WB, đại diện lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị: Vụ Kế hoạch - Bộ Công thương (MOIT), Vụ Kế hoạch - Tài chính (KHTC), Vụ Giáo dục Đại học (GDĐH), Ban Quản lý các dự án (BQLCDA), Ban Quản lý dự án SAHEP (BQLDA SAHEP), đại diện lãnh đạo và chuyên viên BQLDA SAHEP của các Trường: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Vào sáng 13/12/2019, tại Hội trường E4 - Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH) đã diễn ra buổi Hội thảo với chủ đề “Tự chủ tài chính trong trường Đại học: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng vào Việt Nam”. Hội thảo do Ngân hàng Thế giới, Ban Quản lí dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (SAHEP) phối hợp cùng IUH thực hiện. Đến dự với hội thảo có sự tham dự của chuyên gia cấp cao về giáo dục của Ngân hàng Thế giới, Thành viên ban quản lý dự ánSAHEP của Bộ Giáo dục Đào tạo và các trường thành viên, cùng Ban Giám hiệu các trường có mối quan tâm đến chủ đề hội thảo.
Sáng ngày 11/12, tại Phòng họp 1 đã diễn ra buổi làm việc giữa Ban QLDA SAHEP tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA-UPMU) với Đoàn Giám sát của Ngân hàng Thế giới (WB) và đại diện Ban QLDA SAHEP-PMU do GS. TS. Trần Đức Viên - Chủ tịch Hội đồng Học viện, Phó giám đốc VNUA-UPMU chủ trì. Buổi làm việc nhằm giúp WB và SAHEP PMU cập nhật tiến độ của dự án thành phần của VNUA trong năm 2019 và kế hoạch hoạt động trong năm 2020 và các năm tiếp theo. Đoàn công tác của Ngân hàng do bà Trần Thị Mỹ An, Chủ nhiệm dự án cùng các chuyên gia tài chính và giáo dục của WB tham gia. Ngoài ra, buổi làm việc còn có sự hiện diện của Ông Nguyễn Hải Long, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Sáng ngày 29/3/2019, GS.TS Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng Học viện và đại diện lãnh đạo Ban Hợp tác quốc tế, Cở sở vật chất và Đầu tư, Tài chính và Kế toán đã tham dự Lễ khởi động Dự án: “Nâng cao chất lượng giáo dục đại học” (SAHEP) do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Ngân hàng thế giới tổ chức. Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong 4 trường thụ hưởng dự án này.
Washington, ngày 15 tháng 5 năm 2017 - Ban Giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt khoản tín dụng 155 triệu đô la Mỹ để tăng cường năng lực nghiên cứu, giảng dạy và thể chế của ba trường đại học tự chủ và cải thiện quản lý hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam.
Hơn 150.000 sinh viên và 3.900 cán bộ giảng dạy của Học viên Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, và Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được hưởng lợi từ những khoản đầu tư trên. Khoảng 600.000 sinh viên và 27.000 giảng viên từ các cơ sở giáo dục đại học khác cũng sẽ được tiếp cận nguồn tài nguyên học tập nghiên cứu phong phú, thông qua quyền truy cập vào thư viện điện tử dùng chung đặt tạiTrường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.