Dự án nâng cao chất lượng giáo dục đại học

https://sahep.vnua.edu.vn


Hội thảo quốc tế: Tự chủ tài chính trong trường Đại học: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng vào Việt Nam13-12-2019

Vào sáng 13/12/2019, tại Hội trường E4 - Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH) đã diễn ra buổi Hội thảo với chủ đề “Tự chủ tài chính trong trường Đại học: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng vào Việt Nam”. Hội thảo do Ngân hàng Thế giới, Ban Quản lí dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (SAHEP) phối hợp cùng IUH thực hiện. Đến dự với hội thảo có sự tham dự của chuyên gia cấp cao về giáo dục của Ngân hàng Thế giới, Thành viên ban quản lý dự ánSAHEP của Bộ Giáo dục Đào tạo và các trường thành viên, cùng Ban Giám hiệu các trường có mối quan tâm đến chủ đề hội thảo.

 

Vào sáng 13/12/2019, tại Hội trường E4 - Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH) đã diễn ra buổi Hội thảo với chủ đề “Tự chủ tài chính trong trường Đại học: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng vào Việt Nam”. Hội thảo do Ngân hàng Thế giới, Ban Quản lí dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (SAHEP) phối hợp cùng IUH thực hiện. Đến dự với hội thảo có sự tham dự của chuyên gia cấp cao về giáo dục của Ngân hàng Thế giới, Thành viên ban quản lý dự ánSAHEP của Bộ Giáo dục Đào tạo và các trường thành viên, cùng Ban Giám hiệu các trường có mối quan tâm đến chủ đề hội thảo.

Tại buổi hội thảo, toàn thể khách mời đã được lắng nghe những phát biểu định hướng của ông Lê Trọng Hùng- Giám đốc dự án SAHEP PMB, cũng như những thông tin được cung cấp từ phía bà Trần Thị Mỹ An- Chủ nhiệm của dự án Ngân hàng Thế Giới (WB) về tình hình thực hiện đề án, đồng thời chỉ ra những thuận lợi - khó khăn của đề án tự chủ nói chung, và tự chủ tài chính nói riêng tại các trường đại học tại Việt Nam hiện nay.

ht01


Ông Lê Trọng Hùng phát biểu tại hội thảo

Hội thảo có sự góp mặt của ông Alessandro Pellacani - Giám đốc điều hành trường đại học Trento – Italia. Ông đã chia sẻ với hội thảo những kinh nghiệm về tự chủ tài chính tại trường Đại học Trento, theo đó cần phải tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, tổ chức quản lý bộ máy nhà trường cần được hoàn thiện, nâng cao chất lượng nhân sự và quan tâm đến phát triển bền vững, có đóng góp cho xã hội. Ông cũng chỉ ra những lợi ích của việc tự chủ tại các trường đại học ở Châu Âu, và khẳng định tự chủ đại học là một xu hướng tất yếu hiện nay trên toàn thế giới.
 

ht02

Ông Alessandro Pellacani trình bày tham luận tại hội thảo

Ông Kurt Larsen - Chuyên gia cao cấp về giáo dục của Ngân hàng Thế giới lại chỉ ra những thách thức hiện nay trong việc xây dựng cơ chế tài chính bền vững. Ông khẳng định, tại Việt Nam thì việc kinh phí cho giáo dục đại học là rất cao và đang gia tăng, nhưng chi phí hỗ trợ cho các sinh viên và hộ gia đình nghèo còn hạn chế và rất thấp. Vì vậy, ông đã khuyến nghị nên tăng tỉ lệ tài trợ công cho Giáo dục Đại học tại Việt Nam, thiết lập nguồn học bổng cho sinh viên các dân tộc thiểu số; Chính phủ cũng nên xem xét việc cho phép phát hành trái phiếu tư nhân để các trường đại học; các trường đại học nên tìm cách đa dạng nguồn thu cho chính mình thông qua việc tìm kiếm tài trợ của doanh nghiệp, dịch vụ tư vấn, cho thuê cơ sở vật chất hay bản quyền phát minh sáng chế, thay vì tập trung vào tăng học phí.

ht03


Ông Kurt Larsen trình bày tham luận tại hội thảo

Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phản hồi của các đơn vị tham dự như kinh nghiệm tại các trường Đại học ở Australia về chính sách tín dụng cho sinh viên cũng như vay nợ của các trường đại học dưới sự kiểm soát của chính phủ; các thực hiện đề án tự chủ tại trường đại học Bách khoa Hà Nội (HUST), trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU), Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) và IUH.
 

ht04

Đại diện Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu ý kiến tại Hội thảo

Các đại biểu cũng chỉ ra những vướng mắc trong chính sách và quy định khi thực hiện tự chủ tài chính hiện nay. Theo GS. Trần Thọ Đạt (Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng ban Quản lý dự án SAHEP NEU), việc phát hành trái phiếu để huy động vốn cho các trường đại học là chưa khả thi tại thời điểm hiện nay, cũng như việc vay vốn từ các ngân hàng thương mại thì luôn đòi hỏi thế chấp, trong khi phần lớn tài sản của trường lại là tài sản công. PGS.TS Trần Văn Tớp – Phó hiệu trưởng HUST thì lại đặt ra một thách thức khác trong cách tính chi phí đào tạo cho một sinh viên, cũng như nếu tiếp tục tăng tài trợ công cho giáo dục thì lại vướng vào tỷ lệ nợ công cho ngân sách.

ht05


PGS.TS Trần Văn Tớp phát biểu tại hội thảo

Sau phiên thảo luận buổi chiều, hội thảo đã đi đến những kết luận, để thúc đẩy thực hiện tự chủ tài chính tại các trường đại học cần sự đồng thuận trong nội bộ trường và hỗ trợ tối đa từ Bộ chủ quản; Xây dựng và hoàn thiện quy chế tài chính tại trường đại học; Nên có sự đồng bộ giữa chủ trương và chính sách của nhà nước; Nâng cao vai trò của hội đồng trường tại các trường đại học đang thực hiện đề án tự chủ.

Như lời của TS. Phan Hồng Hải – Phó hiệu trưởng IUH phát biểu tại hội thảo, tự chủ trong trường Đại học rất quan trọng và để thực hiện thành công cần có sự chung tay của nhiều bên liên quan, trong đó chính bản thân các trường cần phải xây dựng một chiến lược rõ ràng và cụ thể. Hy vọng, những kinh nghiệm, trao đổi và kết quả thảo luận tại hội thảo sẽ giúp các trường đại học tìm ra những giải pháp hữu ích để thực hiện tự chủ tài chính tại đơn vị mình.

ht06


TS. Phan Hồng Hải phát biểu bế mạc hội thảo

Một số hình ảnh tại hội thảo:

ht07

Các đại biểu tham dự hội thảo

ht08

Bà Trần Thị Mỹ An – Chủ nhiệm dự án tại WB

ht09

Ông Phạm Hùng Hiệp – Giám đốc công ty cổ phần giáo dục Edlab Asia

ht10

GS.TS Trần Thọ Đạt – Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng ban quản lý dự án SAHEP - NEU

ht11


Các diễn giả khách mời nhận hoa từ IUH

ht12

Các đại biểu tham dự chụp hình lưu niệm

Nguồn: ĐH Công nghiệp Thành phố HCM

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây